Giấm gỗ, sử dụng giấm gỗ trong nông nghiệp
- Thứ năm - 19/04/2018 22:46
- |In ra
- |Đóng cửa sổ này
Giấm gỗ sản xuất tại Mỹ được chào bán qua mạng với giá khá cao.
Trong giấm gỗ bao gồm nhiều loại hợp chất hữu cơ, với khoảng 80 – 90% là thành phần nước và 10 – 20% còn lại bao gồm rất nhiều thành phần khác như các loại cồn, ester, axit, phenol, aldehyd, thành phần axit axetic (từ 3 – 5%) và phenol (khoảng 5%), với khoảng 200 chất khác nhau.
Trên thế giới, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng giấm gỗ trong sản xuất nông nghiệp như cải tạo đất, bảo vệ thực vật, kích thích sinh trưởng, bảo quản lương thực thực phẩm, kích thích tiêu hóa thức ăn cho vật nuôi, tẩy rửa chuồng trại, làm sạch môi trường có mùi hôi, rác thải.
Những tác động tích cực khi ứng dụng giấm gỗ trong nông nghiệp:
- Gia tăng sinh trưởng, sức đề kháng và cải thiện chất lượng cây trồng.
- Giúp kiểm soát côn trùng độc hại và một số loại bệnh cây trồng.
- Làm ức chế cỏ dại mọc và giảm thiểu các mầm bệnh tồn tại trong đất.
- Giúp hệ rễ của cây phát triển mạnh.
- Giúp ủ phân chuồng mau hoai và giảm thiểu các mùi khó chịu.
- Gia tăng Số lượng vi sinh vật có lợi (EM) trong đất.
- Gia tăng hương vị của nông sản.
Ở Việt Nam, giấm gỗ chỉ mới được ứng dụng để khử mùi và chống nấm mốc nhà cửa, còn ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp thì chưa được phổ biến. Do đó, giấm gỗ hứa hẹn sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho ngành nông nghiệp. Đặc biệt, quá trình sản xuất giấm gỗ còn tạo ra than sinh học (biochar), một sản phẩm chính và rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Trong vài năm qua, một số cơ quan, công ty và nông dân có trang trại với diện tích canh tác đáng kể đã sản xuất được giấm gỗ và tự ứng dụng trực tiếp lên một số cây trồng với những đánh giá hiệu quả bước đầu rất tích cực. Ngoài ra, thị trường cũng đã có giấm gỗ nhập khẩu từ Nhật, Mỹ,Thái Lan, Trung Quốc… nhưng chưa được sử dụng rộng rãi…
Trong định hướng canh tác nông nghiệp hữu cơ bền vững, giấm gỗ được cho là sản phẩm sinh học sẽ giúp hạn chế việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật gốc hóa học, góp phần nâng cao chất lượng nông sản và bảo vệ môi trường nông nghiệp.
Do có tính acid nên độ pH của giấm gỗ chỉ trong khoảng 2,0 – 3,5.
Hoạt tính nổi bật: kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, có tính oxy hóa mạnh.
Đối với cây hồ tiêu, giấm gỗ đang được ứng dụng thử nghiệm để phòng trừ các dịch bệnh phổ biến như vàng lá, chết dây, thối rễ, chết nhanh chết chậm… và các loại côn trùng gây hại thường gặp như rệp sáp, tuyến trùng, nhện đỏ, bọ xít lưới…cũng như ứng dụng để cải thiện đất đai, môi trường sống cho các vi sinh vật hữu ích (EM) và cây trồng.