16:08 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 5


Hôm nayHôm nay : 2388

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 61112

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5125676

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Hiệu quả từ mô hình trồng chôm chôm Thái

Thứ năm - 05/09/2013 08:32
Hiệu quả từ mô hình trồng chôm chôm Thái

Hiệu quả từ mô hình trồng chôm chôm Thái

Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã đầu tư trồng cây chôm chôm Thái. Với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, cây chôm chôm Thái đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Những năm gần đây, nhiều hộ dân tại xã Sơn Bình (huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) đã đầu tư trồng cây chôm chôm Thái. Với đặc tính dễ trồng, ít sâu bệnh, cây chôm chôm Thái đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân.

Năm 1998, ông Nguyễn Hữu Năng là một trong những người đầu tiên ở Khánh Sơn đưa cây chôm chôm Thái (từ miền Đông Nam bộ) về trồng tại xã Sơn Bình. Theo ông Năng, so với sầu riêng, chôm chôm là loại cây dễ chăm sóc, ít sâu bệnh và rất hợp với thổ nhưỡng ở Khánh Sơn. Cây chôm chôm Thái có vòng đời sinh trưởng bình quân khoảng 30 năm, cây càng lâu năm thì năng suất càng cao. Sau khi thu hoạch, bà con cắt tỉa cành, bón vôi bột để diệt sâu, mối rồi bón tiếp 4 lần phân NPK cho đến khi thu hoạch vụ tiếp theo. “Đất ở Khánh Sơn trồng cây chôm chôm Thái năng suất rất cao. Theo đó, 1ha đất trồng được 90 cây, sau 4 - 5 năm đã cho cho thu hoạch vụ đầu tiên, từ vụ thứ 2 mỗi cây cho năng suất bình quân 2 tạ. Thời điểm đầu mùa, thương lái mua với giá 15.000 đồng/kg, hiện nay tăng lên 16.000 đồng/kg (cao hơn năm ngoái 3.000 - 5.000 đồng/kg). Tính ra, 1ha chôm chôm Thái gia đình tôi thu được khoảng 270 triệu đồng, trừ chi phí đầu tư phân bón, thuê nhân công mất khoảng 30%, còn lại thu lãi gần 200 triệu đồng”, ông Năng cho biết.

 

Bà con nông dân đang thu hoạch chôm chôm.
Bà con nông dân đang thu hoạch chôm chôm.


Theo người nông dân, so với nơi xuất xứ, chôm chôm Thái trồng ở Khánh Sơn cho thu hoạch muộn hơn trên 1 tháng. Do thời gian thu hoạch muộn, thị trường ít cạnh tranh hơn nên chôm chôm Khánh Sơn dễ tiêu thụ. Bên cạnh đó, do có thổ nhưỡng thích hợp, cây chôm chôm Thái trồng ở Khánh Sơn cho trái to, gai cứng, cùi giòn và ngọt, có thể bảo quản được 3 - 5 ngày mà vẫn đảm bảo chất lượng, nhờ đó được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Theo anh Trần Thanh Tú, một hộ trồng chôm chôm Thái ở xã Sơn Bình, tuy năm nay sản lượng chôm chôm không bằng năm ngoái do ảnh hưởng thời tiết, nhưng vẫn được xem là được mùa, được giá. Việc tiêu thụ chôm chôm hiện nay cũng khá thuận lợi. Trong những ngày qua có khá đông thương lái đến tận vườn thu mua để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Nam. Không như năm ngoái, đầu mùa bà con gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, đến giữa mùa mới có người mua.


Hiện nay, toàn xã Sơn Bình đã phát triển được khoảng 20ha chôm chôm Thái. Do hiệu quả kinh tế cao nên năm 2013, người dân trồng thêm khoảng 10ha cây con. Ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình cho biết: “Thời gian qua, bên cạnh cây sầu riêng đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường, nhiều hộ tại Sơn Bình cũng đã chú trọng phát triển thêm diện tích cây chôm chôm Thái và cây măng cụt. Đến nay, các loại cây này đã khẳng định hiệu quả kinh tế khá cao, nhiều hộ nông dân có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc phát triển cây chôm chôm Thái hay măng cụt tại Sơn Bình chỉ là việc làm tự phát của người dân. Ngành Nông nghiệp huyện chưa có kế hoạch, định hướng nào cho các loại cây ăn quả này nên việc  mua cây giống, quy trình kỹ thuật chăm sóc đều do bà con nông dân tự tìm tòi, học hỏi. Mặt khác, vấn đề tiêu thụ sản phẩm gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, hoặc một số ít hộ có điều kiện thì vận chuyển đi tiêu thụ nên thị trường đầu ra vẫn còn tiềm ẩn nhiều bấp bênh”.  


Thời gian tới, chính quyền địa phương và các ngành chuyên môn cần sớm có định hướng phát triển cây chôm chôm Thái, kể cả măng cụt, nhằm hạn chế những rủi do khi người dân sản xuất tự phát, góp phần đưa các giống cây trồng chủ lực trở thành cây giảm nghèo, làm giàu bền vững tại xã Sơn Bình nói riêng và huyện Khánh Sơn nói chung.

Tác giả bài viết: Đình Luận

Nguồn tin: baokhanhhoa.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media