18:11 ICT Thứ hai, 14/10/2024

Đăng nhập

Thống kê chung

Đang truy cậpĐang truy cập : 9

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 7


Hôm nayHôm nay : 436

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 32310

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 5591755

Trang nhất » Tin tức » Tin tức

Rà soát để phát triển cây hồ tiêu đúng kế hoạch

Thứ ba - 19/11/2013 14:23
Rà soát để phát triển cây hồ tiêu đúng kế hoạch

Rà soát để phát triển cây hồ tiêu đúng kế hoạch

Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên nhân dân đã ồ ạt tăng nhanh diện tích cây hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch khiến hàng loạt diện tích tiêu chuẩn bị thu hoạch chết, gây thiệt hại lớn.
Thời gian qua, các tỉnh Tây Nguyên nhân dân đã ồ ạt tăng nhanh diện tích cây hồ tiêu không theo quy hoạch, kế hoạch khiến hàng loạt diện tích tiêu chuẩn bị thu hoạch chết, gây thiệt hại lớn.
Đơn cử tại huyện Chư Sê, Chư Pưh, đây là các vùng trọng điểm tiêu của tỉnh Gia Lai, chỉ trong thời gian ngắn đã có gần 2.000 ha tiêu chuẩn bị thu hoạch bị chết, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng cho bà con nông dân. Còn tại Đắk Lắk cũng có hàng trăm hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở các huyện Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Krông Búk có diện tích tiêu bị chết thấp nhất từ vài chục trụ và cao nhất là cả ngàn trụ. Gia đình anh Đặng Văn Mạnh, Trần Thanh Tuấn, ở thôn 2, thôn 10 xã Ea Hu, huyện Cư Kuin (tỉnh Đắk Lắk) đã có hàng trăm trụ tiêu chuẩn bị thu hoạch bị chết. Còn gia đình chị Triệu Thị Thuý, ở thôn Tân Hiệp, xã Đắk R’moan, thị xã Gia Nghĩa (Đắk Nông) có gần 1,5 ha hồ tiêu nay đã có gần 90% diện tích bị chết khô…


Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đến nay, các tỉnh Tây Nguyên đã có trên 28.500 ha hồ tiêu, trong đó, các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai đều vượt xa kế hoạch quy hoạch tiêu đến năm 2020. Cụ thể, tỉnh Gia Lai, theo quy hoạch đến năm 2020 mới đưa diện tích tiêu tăng lên trên 6.000 ha nhưng đến thời điểm này đã tăng trên 10.000 ha. Tỉnh Đắk Lắk theo quy hoạch cũng chỉ ổn định 6.000 ha nhưng nay đã tăng lên trên 8.500 ha….

 
Một trong những nguyên nhân chính khiến đồng bào tăng nhanh diện tích tiêu là do trong vài năm trở lại đây, giá tiêu trên thị trường tăng cao và tương đối ổn định, kéo dài (từ 148.000 đến 153.000 đồng/kg) nên đã tự ý phá bỏ các loại cây trồng kém hiệu quả, nhất là chặt phá bỏ cà phê, điều, đất nương rẫy trồng màu đưa vào trồng cây hồ tiêu. Thậm chí, đồng bào còn bất chấp các khuyến cáo của các đơn vị chức năng vẫn đưa cây hồ tiêu vào trồng ở những chân đất không thích hợp, nhất là các vùng đất trũng, dễ bị ngập nước, thoát nước kém làm cho vườn tiêu nhanh nhiễm bệnh chết nhanh, chết chậm. Mặt khác, cũng do chạy theo phong trào nên đồng bào các dân tộc sử dụng các giống tiêu không đảm bảo chất lượng, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật…nên không những năng suất, tuổi thọ vườn cây thấp mà còn lây lan nhiều sâu bệnh hại, gây thiệt hại lớn cho cả vùng.


Ban chỉ đạo Tây Nguyên cho rằng các tỉnh cần sớm tiến hành rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng trồng tiêu để từ đó vận động đồng bào các dân tộc phát triển cây hồ tiêu theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đồng thời, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ vốn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật thâm canh để phát triển cây hồ tiêu bền vững. Các tỉnh Tây Nguyên cũng quan tâm hơn nữa đến công nghệ sau thu hoạch đối với cây tiêu nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tiêu hạt xuất khẩu, tăng thêm thu nhập cho người trồng tiêu./.

Tác giả bài viết: TTXVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Video media